Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Nga 'tố' Ukraine tấn công ngay trước Ngày Chiến thắng
    Tin Việt Nam
Đến năm 2030, Việt Nam có ít nhất 10 doanh nhân lọt vào danh sách tỷ phú đô la Mỹ thế giới
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Con trai út cao 2,01 m của ông Trump bước vào chính trường
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Sự nhượng bộ đau đớn
Ủy ban châu Âu (EC) thông báo Hy Lạp đã công bố đúng thời hạn danh mục những cải cách cần thiết mà các chủ nợ quốc tế yêu cầu để đổi lấy việc tiếp tục gia hạn chương trình cứu trợ dành cho Athens. Đây là bước nhượng bộ đau đớn nhưng cần thiết của Chính quyền mới Hy Lạp để tránh nguy cơ vỡ nợ.

 



Ảnh minh họa. Nguồn: Calge Cartoons

 

Ủy ban châu Âu (EC) khẳng định Hy Lạp đã đúng hẹn, đồng thời cho biết danh sách mà Athens gửi lên khá đầy đủ và chi tiết, do đó có thể coi đây là một khởi đầu hợp lệ giúp Athens nhận được những phản hồi tích cực từ phía các chủ nợ quốc tế.

 

Danh sách được đưa ra sau khi các Bộ trưởng Tài chính thuộc Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã nhất trí gia hạn chương trình cho vay đối với Hy Lạp thêm 4 tháng nữa nhưng kèm với điều kiện Athens phải công bố các cam kết cơ bản về cải cách vào ngày 23/2. 

 

Danh sách cải cách của Hy Lạp bao gồm các biện pháp chống trốn thuế, buôn lậu nguyên liệu, thuốc lá và cải tổ khu vực nhà nước. Văn bản này cũng bao gồm những biện pháp nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo, điều chỉnh nợ thuế và nợ xấu, chấm dứt việc tịch thu nhà để thế nợ. EC đặc biệt chú ý tới cam kết cải cách mạnh mẽ của Hy Lạp trong đấu tranh chống tham nhũng và trốn thuế. 

Sau khi nghiên cứu, Eurozone đã chấp thuận các biện pháp cải cách của Athens, động thái được đánh giá là khá tích cực và cấp thiết bởi gói cứu trợ 240 tỷ euro của Hy Lạp sẽ hết hạn vào ngày 28.2, trong khi Quốc hội một số nước thành viên nhóm Eurogroup vẫn cần phải thông qua quyết định gia hạn gói cứu trợ.

 

Đánh giá về những chuyển động này, giới phân tích quốc tế nhận định cả châu Âu và Hy Lạp đều đã có những nhượng bộ cần thiết để tránh thêm căng thẳng không cần thiết trong lòng Lục địa Già.

 

Trước đó, việc đảng Syriza với chủ trương chống thắt lưng buộc bụng lên nắm quyền tại Hy Lạp đã làm dấy lên nguy cơ Hy Lạp rời khỏi EU. Tân Thủ tướng Alexis Tsipras khi đó đã tuyên bố ngừng chính sách thắt lưng buộc bụng mà đất nước thi hành 5 năm qua theo yêu cầu của các chủ nợ quốc tế để đổi lấy chương trình cứu trợ kinh tế. 

 

Từ năm 2010 đến nay, Hy Lạp vẫn sống nhờ vào tiền của các chủ nợ quốc tế (gồm Quỹ Tiền tệ Quốc tế - IMF, Ngân hàng Trung ương châu Âu - ECB và EU). Ba tổ chức này đã cam kết cho Hy Lạp vay tổng cộng 240 tỷ euro với điều kiện nước này phải thực hiện một kế hoạch thắt lưng buộc bụng rất nghiêm ngặt. 

 

Những kế hoạch khắc khổ này đang khiến cuộc sống của người dân Hy Lạp trở nên khó khăn và rất có thể đó là lý do khiến họ bỏ phiếu cho ông Tsipras, người cam kết khôi phục phẩm giá cho Hy Lạp, chấm dứt cắt giảm lương và chi tiêu công, đồng thời đối đầu với bộ ba chủ nợ quốc tế. Theo ông Tsipras, nếu không đạt được thỏa thuận thì Hy Lạp sẽ bị vỡ nợ và việc ra khỏi Eurozone là không thể tránh khỏi.

 

Về phần mình, châu Âu cũng nắn gân quốc gia được coi là một mắt xích yếu trong gia đình Eurozone của mình với thái độ kiên quyết. Cho tới trước khi có danh sách cải cách trên, những đề xuất của Hy Lạp đều vấp phải sự phản đối của EC và Đức.

 

Theo giới phân tích, sự nhượng bộ từ cả châu Âu và Athens đều cần thiết vì lợi ích chung. Với Hy Lạp, trong bối cảnh nền kinh tế đang kiệt quệ, khả năng rơi vào một cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ là điều Chính phủ nước này không mong muốn. Còn với châu Âu, kịch bản Athens vỡ nợ cũng gây thiệt hại nặng nề không kém, đặc biệt đối với các nước trong Eurozone. Châu Âu sẽ phải chứng kiến sự tháo chạy của dòng vốn ra khỏi khu vực này.

 

Chi phí vay mượn tại Eurozone tăng cùng với đầu tư giảm sút sẽ là trở ngại lớn đối với những nỗ lực phục hồi tăng trưởng của khu vực. Việc Hy Lạp ra khỏi Eurozone cũng có thể gây nguy cơ tạo nên hiệu ứng domino khiến các mắt xích yếu khác như Italy, Tây Ban Nha cũng có nguy cơ tan rã…

 

Vì thế, kịch bản tốt nhất mà Hy Lạp có thể kỳ vọng là thỏa thuận cứu trợ hiện tại được gia hạn. Các chủ nợ cũng có thể điều chỉnh thời gian đáo hạn của một số khoản nợ và yêu cầu trả nợ dựa theo tăng trưởng của Hy Lạp. Tuy nhiên, sự nhượng bộ khá đau đớn này sẽ khiến tân Thủ tướng Tsipras bị coi là bội hứa với cử tri khi đi ngược lại những cam kết trong chiến dịch tranh cử, đó là chấm dứt chính sách thắt lưng buộc bụng vốn được Chính phủ tiền nhiệm thực hiện trong suốt 5 năm qua.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Nga 'tố' Ukraine tấn công ngay trước Ngày Chiến thắng (09-05-2024)
    Campuchia nói về sự hiện diện của 2 tàu chiến Trung Quốc ở quân cảng Ream (09-05-2024)
    Iran cảnh báo thay đổi học thuyết hạt nhân nếu sự tồn tại bị Israel đe dọa (09-05-2024)
    Ukraine lo sợ Nga sẽ tiến sâu vào trung tâm nếu giành được Chasiv Yar (09-05-2024)
    Nga dọa phản công nếu Mỹ-Nhật Bản 'lấn tới' ở Viễn Đông, cảnh báo Tokyo về yêu sách lãnh thổ (09-05-2024)
    Những lãnh đạo nước ngoài tham dự lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng ở Nga (09-05-2024)
    Cuộc không kích lớn nhất trong nhiều tuần của Nga nhằm vào lưới điện Ukraine (08-05-2024)
    Pháo binh Ukraine vừa bắn vừa chạy do bị UAV Nga truy đuổi (08-05-2024)
    Italia cảnh báo ông Zelensky (08-05-2024)
    Mỹ dừng giao vũ khí do lo ngại Israel tấn công toàn diện vào Rafah (08-05-2024)
    Quốc gia thành viên NATO tuyên bố muốn gửi quân tới Ukraine (08-05-2024)
    Vì sao Abrams vắng bóng trong các trận tăng chiến trực diện ở Ukraine? (08-05-2024)
    Nga 'đón đường' tập kích sân bay dành cho F-16 và 3 nhà máy điện của Ukraine (08-05-2024)
    Mỹ và Đức lên tiếng về việc Nga tập trận hạt nhân chiến thuật để 'đáp trả phương Tây' (07-05-2024)
    Nam Phi lật lại vụ hỏa hoạn kinh hoàng, hé lộ sự thật chấn động (07-05-2024)
    Chủ tịch Trung Quốc phản đối một hội nghị hòa bình Ukraine đơn phương (07-05-2024)
    Chuyện gì xảy ra sau khi nhiệm kỳ tổng thống của ông Zelensky kết thúc vào ngày 20/5? (07-05-2024)
    Ông Putin tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Nga (07-05-2024)
    Vụ đường ống Dòng chảy phương Bắc bị phá hoại: Nga bất ngờ 'gọi tên' Mỹ, nhắc tới Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (07-05-2024)
    Nóng: Ông Putin ra lệnh tập trận vũ khí hạt nhân chiến thuật (06-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Anh gửi quân đến Ukraine, EU choáng váng (25-02-2015)
    Putin vạch “đường Ukraine phải đi“ (25-02-2015)
    Báo cáo rất đáng chú ý về tình hình Á, Âu  (25-02-2015)
    Khủng hoảng Ukraine: Mỹ, Nga đều thua, chỉ Trung Quốc thắng (25-02-2015)
    Ông Putin: Ít có khả năng xảy ra chiến tranh Nga-Ukraine (24-02-2015)
    Chưa có tín hiệu cho hồi kết (24-02-2015)
    Nga tố Mỹ mang 'hỗn loạn' đến Trung Đông (24-02-2015)
    Merkel giữa nhiều làn đạn (24-02-2015)
    Ba giấc mơ của EU đã biến thành ác mộng (23-02-2015)
    "Quan hệ đóng băng", Nga và Mỹ có ấm lên trong năm tới? (23-02-2015)
    Biển Đông: Hé mở đối sách "thoát" mưu đồ nước lớn (23-02-2015)
    Cuộc cách mạng bị đè bẹp và con rối Hy Lạp (23-02-2015)
    Khủng hoảng Ukraina: Một năm nhìn lại (23-02-2015)
    Chuyên gia Mỹ: ‘IS là quân đội Mỹ trá hình’ (23-02-2015)
    Sự trỗi dậy của Ấn Độ trên bàn cờ địa chính trị quốc tế (22-02-2015)
    Hy Lạp: Chấm dứt căng thẳng với Châu Âu về gói cứu trợ? (22-02-2015)
    Các vụ tấn công Myanmar được phát động từ Trung Quốc (22-02-2015)
    Đông - Tây dàn thế trận (22-02-2015)
    Vì Nga, Ấn Độ "phũ phàng" với Pháp? (18-02-2015)
    Nước Đức cần làm gì để thống lĩnh Châu Âu? (18-02-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152969969.